Bệnh Viêm Đại Tràng Có Lây Không, Làm Sao Phòng Ngừa?

Vấn đề viêm đại tràng có lây không phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Trong trường hợp khởi phát do căng thẳng, ăn uống không điều độ, nhiễm độc chì, bệnh hầu như không có khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên nếu xảy ra do nhiễm trùng, vi khuẩn, virus và ký sinh trùng có thể đào thải qua phân và lây nhiễm cho người khỏe mạnh nếu không rửa sạch tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

viêm đại tràng có lây không
Viêm đại tràng có lây không? Phòng ngừa bằng cách nào?

Bệnh viêm đại tràng có lây không?

Viêm đại tràng là tình trạng ruột già bị tổn thương thực thể (viêm/ loét) hoặc rối loạn cơ năng (viêm đại tràng co thắt). Đại tràng là cơ quan hấp thu một số chất dinh dưỡng, tạo khuôn phân và đào thải phân ra bên ngoài. Do đó khi cơ quan này bị tổn thương, hệ tiêu hóa thường có xu hướng suy giảm hoạt động và làm bùng phát các triệu chứng như đau bụng, đau thượng vị, chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón,…

Có khá nhiều nguyên nhân gây viêm đại tràng, trong đó nguyên nhân phổ biến nhất là do nhiễm khuẩn đường ruột. Nguyên nhân này bắt buồn từ thói quen ăn uống không vệ sinh khiến các vi khuẩn, virus và ký sinh trùng xâm nhập vào ruột già và gây tổn thương cơ quan này.

Ngoài ra, bệnh cũng có thể khởi phát do căng thẳng thần kinh kéo dài, suy nhược cơ thể, ảnh hưởng của bệnh thiếu máu, tác dụng do sử dụng kháng sinh dài hạn, nhiễm độc chì, asen, nhiễm trùng thứ phát do lao,…

bệnh viêm đại tràng có lây không
Khả năng lây nhiễm của bệnh viêm đại tràng phụ thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể

Theo các chuyên gia, vấn đề Viêm đại tràng có lây không?” phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Thực tế, chỉ có viêm đại tràng do nhiễm khuẩn có lây nhiễm từ người mắc bệnh sang người mạnh thông qua đường phân – miệng. Vi khuẩn, virus và ký sinh trùng có thể bám vào tay sau đó đi qua miệng và xâm nhập vào đường ruột nếu không vệ sinh tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Tuy nhiên thống kê cho thấy, có rất ít trường hợp lây nhiễm viêm đại tràng từ người mắc bệnh. Bệnh chủ yếu khởi phát do ăn uống không đảm bảo vệ sinh, căng thẳng kéo dài, lạm dụng thuốc hoặc do ảnh hưởng của một số bệnh lý khác.

Phòng ngừa bệnh viêm đại tràng bằng cách nào?

Viêm đại tràng gây ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng tiêu hóa, khả năng hấp thu dinh dưỡng và tác động tiêu cực sức khỏe tổng thể. Ngoài ra, các triệu chứng của bệnh còn gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt, làm giảm hiệu suất lao động, học tập, gây sụt cân, suy nhược,…

Vì vậy, bạn nên chủ động phòng ngừa bệnh với một số biện pháp đơn giản sau:

1. Xây dựng chế độ ăn khoa học

Phần lớn các trường hợp bị viêm đại tràng đều bắt nguồn từ chế độ ăn thiếu khoa học, thói quen ăn uống bừa bãi và không đảm bảo vệ sinh.

bệnh viêm đại tràng có lây không
Ăn uống khoa học giúp phòng ngừa viêm đại tràng và một số bệnh lý tiêu hóa khác

Do đó để hạn chế nguy cơ bị viêm đại tràng và các bệnh lý tiêu hóa khác, bạn nên xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học:

  • Tăng cường bổ sung các nhóm thực phẩm và đồ uống tốt cho hệ tiêu hóa như rau xanh, củ, trái cây, ngũ cốc, cá, các loại thịt trắng, đậu, sữa chua, nước lọc, nước ép trái cây tươi,… Các nhóm thực phẩm này không chỉ cung cấp hàm lượng dinh dưỡng dồi dào và nâng cao thể trạng mà còn giúp điều hòa nhu động ruột, hỗ trợ ức chế hại khuẩn và tăng số lượng lợi khuẩn trong ống tiêu hóa.
  • Nên ăn uống điều độ, đúng giờ và đủ bữa. Tuyệt đối không bỏ bữa – đặc biệt là bữa sáng và ăn uống bừa bãi ở các hàng quán lề đường.
  • Rửa sạch tay với xà phòng sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn để phòng ngừa nhiễm khuẩn đường ruột.
  • Tránh sử dụng các loại thực phẩm và đồ uống khó tiêu, gây áp lực lên dạ dày và đường ruột như thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, gia vị, thực phẩm chứa hàm lượng đạm cao, rượu bia, nước ngọt có gas, cà phê,…
  • Nên ăn chín uống sôi, hạn chế sử dụng thực phẩm sống và tránh dùng các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc – xuất xứ.
  • Không dùng thực phẩm ôi thiu hoặc đã đổi màu, biến chất. Các loại thực phẩm này thường chứa độc tố, nấm và ký sinh trùng gây hại.
  • Trước khi chế biến món ăn, cần ngâm rửa thực phẩm với nước muối pha loãng để làm sạch bụi bẩn, đất cát và ký sinh trùng.
  • Nên tự chế biến món ăn để đảm bảo vệ sinh, hạn chế dùng các loại thực phẩm đóng gói và chế biến sẵn. Hầu hết các loại thực phẩm này đều chứa nhiều gia vị, chất bảo quản và có giá trị dinh dưỡng thấp.

Thực tế, chế độ ăn uống khoa học không chỉ giúp phòng ngừa viêm đại tràng mà còn duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược thực quản và một số bệnh lý tiêu hóa khác.

2. Kiểm soát căng thẳng và các vấn đề tâm lý

Căng thẳng, rối loạn lo âu, trầm cảm,… có thể gây rối loạn dây thần kinh điều khiển đường ruột và làm tăng nguy cơ bị viêm đại tràng co thắt. Ngoài ra, các yếu tố tâm lý này còn kích thích dạ dày tăng tiết axit, làm chậm nhu động ruột và gây táo bón.

bệnh viêm đại tràng có lây không
Nghỉ ngơi hợp lý và ngủ đủ giấc giúp giảm căng thẳng, hạn chế suy nhược và đảm bảo chức năng tiêu hóa

Do đó để phòng ngừa viêm đại tràng, bạn cần kiểm soát các vấn đề tâm lý với một số biện pháp sau:

  • Giảm khối lượng và thời gian làm việc. Chỉ nên làm việc trong khoảng 7 – 8 giờ/ ngày. Làm việc quá sức có thể làm tăng áp lực lên hệ thần kinh trung ương gây mất ngủ, stress và tăng nguy cơ trầm cảm.
  • Nên dành thời gian nghỉ ngơi, đảm bảo ngủ trước 23 giờ và ngủ đủ 7 – 8 giờ/ ngày. Thức khuya và thiếu ngủ có thể khiến não bộ hoạt động kém và làm nghiêm trọng các vấn đề tâm lý.
  • Có thể giải phóng các suy nghĩ tiêu cực và lo âu với một số hoạt động như đọc sách, nghe nhạc, mua sắm, trò chuyện với người thân, bạn bè hoặc chơi với thú cưng.
  • Cân nhắc về việc tìm gặp bác sĩ tâm lý trong những trường hợp cần thiết.

3. Tập thể dục đều đặn

Tập thể dục là thói quen lành mạnh và đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Ngoài khả năng tăng độ dẻo dai, cải thiện chức năng vận động và phòng ngừa các bệnh lý xương khớp, hoạt động thể chất còn giúp điều hòa nhu động ruột, chức năng co bóp của dạ dày và giải tỏa căng thẳng. Vì vậy thiết lập thói quen luyện tập khoa học cũng có thể phòng ngừa viêm đại tràng và một số bệnh lý tiêu hóa khác.

viêm đại tràng có bị lây không
Tập thể dục thường xuyên giúp điều hòa nhu động ruột, giảm căng thẳng và phòng ngừa viêm đại tràng

Chế độ luyện tập giúp phòng ngừa viêm đại tràng, bao gồm:

  • Nên dành 15 – 30 phút/ ngày để tập thể dục thể thao.
  • Ưu tiên các bộ môn tác động trực tiếp đến hệ tiêu hóa và hỗ trợ giải tỏa căng thẳng như yoga, bơi lội, chạy bộ, đạp xe,…
  • Thời điểm tập thể dục tốt nhất là vào buổi sáng – trước bữa ăn đầu tiên trong ngày.

4. Thận trọng khi sử dụng kháng sinh

Sử dụng kháng sinh là nguyên nhân chính gây ra viêm đại tràng giả mạc. Thông thường, kháng sinh được sử dụng để tiêu diệt các vi khuẩn có hại, ức chế nhiễm trùng và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên khi được dung nạp vào cơ quan tiêu hóa, kháng sinh có thể tiêu diệt một số lợi khuẩn trong đường ruột và kích thích vi khuẩn Clostridium difficile bùng phát mạnh.

Độc tố từ vi khuẩn này khiến niêm mạc đại tràng bị viêm, tăng hoạt động bài tiết tạo thành các giả mạc màu trắng ở thành ruột. Khi giả mạc bong, thành ruột có thể bị viêm loét và chảy máu nghiêm trọng.

So với các dạng viêm đại tràng khác, viêm đại tràng giả mạc có mức độ nặng nề và đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Do đó, bạn cần thận trọng khi sử dụng kháng sinh và phải thông báo ngay với bác sĩ khi xuất hiện các triệu chứng bất thường như đau bụng, sốt cao, tiêu chảy kèm chất nhầy hoặc mủ,…

viêm đại tràng có bị lây không
Chỉ sử dụng kháng sinh khi cần thiết và cần thông báo ngay với bác sĩ nếu phát sinh biểu hiện bất thường

Một số nhóm kháng sinh có nguy cơ gây viêm đại tràng giả mạc:

  • Penicillin
  • Quinolones
  • Cephalosporin

5. Kiểm soát các bệnh lý tiêu hóa

Thực tế, viêm đại tràng có thể là hệ quả do các bệnh tiêu hóa như không dung nạp lactose, bệnh Celiac (không dung nạp gluten) và một số bệnh tự miễn khác. Chính vì vậy, bạn cần kiểm soát các bệnh lý tiêu hóa nhằm bảo vệ đường ruột và phòng ngừa viêm đại tràng bùng phát.

Hầu hết các bệnh lý này đều không thể điều trị hoàn toàn. Do đó, bạn cần sử dụng thuốc và xây dựng chế độ dinh dưỡng theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát tiến triển của bệnh và dự phòng các biến chứng nặng nề.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Bệnh viêm đại tràng có lây không?” và hướng dẫn một số biện pháp giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả. Hy vọng qua những thông tin trên, bạn đọc có thể hiểu hơn về bệnh lý này và chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe.

Tham khảo thêm:

Cập nhật lúc: 4:27 Chiều , 14/11/2024

Tin liên quan

Cách Dùng Lá Ổi Chữa Viêm Đại Tràng – Hướng Dẫn Chi Tiết

Dùng lá ổi chữa viêm đại tràng rất an toàn, lành tính và tiết kiệm chi phí nên được áp dụng phổ biến trong dân gian. Thành phần hóa học...

Cách Dùng Lá Mơ Lông Chữa Bệnh Viêm Đại Tràng

Dùng lá mơ lông chữa viêm đại tràng là bài thuốc lưu truyền rộng rãi trong dân gian và được nhiều người áp dụng tại nhà. Đây là phương pháp...

Viêm Đại Tràng Theo Đông Y Và Các Bài Thuốc Điều Trị

Theo Đông y, viêm đại tràng (đại tràng ung) xảy ra do thấp, phong, thử và nhiệt xâm nhập vào cơ thể khiến tỳ vị tổn thương và chức năng...

Bệnh viêm đại tràng có nguy hiểm không, biến chứng gì?

Viêm đại tràng là bệnh lý xảy ra khá phổ biến hiện nay, các triệu chứng do bệnh gây ra khiến bạn cảm thấy rất khó chịu, ảnh hưởng nghiêm...

Bị Viêm Đại Tràng Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Tốt Và Nhanh Khỏi?

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *