Viêm Đại Tràng Là Gì ? Nhận Biết Và Chữa Trị Như Thế Nào ?

Viêm đại tràng là tình trạng viêm, kích ứng, có thể gây loét trong niêm mạc ruột già, hay còn gọi là đại tràng. Viêm đại tràng có thể gây suy nhược cơ thể và đôi khi dẫn đến các biến chứng đe dọa đến tính mạng.

Viêm đại tràng co thắt
Viêm đại tràng là bệnh lý gây viêm và kích thích niêm mạc đại tràng

Viêm đại tràng là bệnh gì?

Viêm đại tràng là một bệnh lý viêm ruột gây viêm và lở loét kéo dài ở đường tiêu hóa. Tình trạng này gây ảnh hưởng đến lớp lót trong cùng của đại tràng (ruột già) và trực tràng. Các triệu chứng thường phát triển từ từ theo thời gian thay vì bộc phát đột ngột.

Viêm đại tràng có thể gây suy nhược cơ thể và đôi khi có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa đến tính mạng. Hiện tại không có thuốc hoặc cách điều trị dứt điểm tình trạng này. Tuy nhiên, các biện pháp điều trị có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng, giảm đau và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.

Thông thường viêm đại tràng được phân loại theo vị trí viêm. Các loại phổ biến thường bao gồm:

  • Viêm trực tràng: Đây là tình trạng viêm ở khu vực gần trực tràng (hậu môn) và dẫn đến chảy máu trực tràng. Tình trạng này là dạng viêm nhẹ nhất.
  • Viêm đại tràng Sigma: Đây là tình trạng viêm trực tràng và đại tràng Sigma (phần bên dưới của đại tràng). Các dấu hiệu bao gồm đi tiêu ra máu, đau bụng dữ dội hoặc không thể đi đại tiện (kể cả khi có dấu hiệu nhu động ruột).
  • Viêm đại tràng co thắt: Là tình trạng rối loạn chức năng đại tràng. Các triệu chứng chính bao gồm xuất hiện các cơn đau bụng dữ dội và khi sở có thể nhận thấy các khối u nổi dọc ở thành đại tràng.
  • Viêm loét đại tràng: Đây là tình trạng viêm loét gây ảnh hưởng đến toàn bộ đại tràng và gây ra những cơn tiêu chảy ra máu nghiêm trọng. Các triệu chứng liên quan khác bao gồm đau quặn bụng, mệt mỏi, sút cân nghiêm trọng và không rõ nguyên nhân.
  • Viêm loét đại tràng cấp tính nghiêm trọng: Đây là tình trạng hiếm gặp có thể gây đau bụng nghiêm trọng, tiêu chảy nặng, chảy máu và sốt.

Biểu hiện và dấu hiệu nhận biết bệnh viêm đại tràng

Biểu hiện viêm đại tràng ở từng người bệnh thường không giống nhau. Bên cạnh đó, triệu chứng cũng phục thuộc vào mức độ nghiêm trọng và vị trí viêm.

Viêm đại tràng mạn tính
Đại tiện ra máu là dấu hiệu viêm đại tràng phổ biến nhất

Triệu chứng chính của bệnh viêm đại tràng là đi ngoài ra máu tươi hoặc phân có màu đen hắc ín. Ngoài ra, các dấu hiệu và triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Tiêu chảy và thường có kèm mủ hoặc máu
  • Đau dạ dày hoặc đau bụng nghiêm trọng
  • Đau trực tràng hoặc hậu môn
  • Chảy máu ở trực tràng hoặc có một lượng máu nhỏ dính trên phân và giấy vệ sinh
  • Thường xuyên có nhu cầu đi đại tiện khẩn cấp
  • Giảm cân mà không rõ lý do
  • Mệt mỏi, suy nhược cơ thể
  • Sốt
  • Đau khớp và đau nhức cơ thể
  • Đau mắt hoặc ảnh hưởng đến tầm nhìn
  • Xuất hiện các vết loét da
  • Có cảm giác ruột không trống hoàn toàn sau khi đi đại tiện
  • Thường xuyên thức dậy vào ban đêm để đi đại tiện

Các triệu chứng có thể xuất hiện sau đó tự cải thiện mà không cần điều trị. Tuy nhiên, tình trạng này cũng tái phát ngay sau đó trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

Hầu hết các trường hợp, người bệnh viêm đại tràng có các triệu chứng nhẹ đến trung bình. Quá trình viêm có thể diễn ra trong nhiều năm cho đến khi đại tràng bị loét hoặc tổn thương nghiêm trọng. Trong một số trường hợp các triệu chứng có thể được cải thiện theo thời gian.

Nguyên nhân gây viêm đại tràng

Hiện tại nguyên nhân cụ thể gây viêm đại tràng vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, tình trạng này được cho là có liên quan đến hệ thống miễn dịch. Khi hệ thống miễn dịch hoạt động chống lại vi khuẩn hoặc virus có thể dẫn đến một số phản ứng bất thường của hệ thống tiêu hóa.

Bên cạnh đó, di truyền cũng được cho là có thể dẫn đến viêm loét đại tràng. Do đó, những người sinh ra trong gia đình có tiền sử viêm đại tràng thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người khác.

Nguyên nhân viêm đại tràng
Viêm đại tràng có thể liên quan đến tình trạng nhiễm virus, nhiễm khuẩn hoặc ký sinh trùng

Một số yếu tố rủi ro có thể tăng nguy cơ gây bệnh bao gồm:

  • Tuổi tác: Viêm đại tràng có xu hướng ảnh hưởng đến người trong độ tuổi từ 15 – 30 tuổi hoặc những người trên 60 tuổi.
  • Nhiễm vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng: Phổ biến như vi khuẩn Hp, E. Coli, Campylobacter hoặc Yersinia có thể gây nhiễm trùng đường tiêu hóa, đau dạ dày sau đó dẫn đến viêm đại tràng.
  • Lạm dụng một số loại thuốc: Thuốc giảm đau không kê đơn và một số loại thuốc khác có thể gây tổn thương niêm mạc đại tràng và gây viêm loét.
  • Căng thẳng, stress kéo dài có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống tiêu hóa, gây co bóp liên tục và tổn thương niêm mạc đại tràng.

Viêm đại tràng có nguy hiểm không?

Viêm đại tràng là bệnh lý phổ biến và có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng như:

  • Thủng ruột: Bệnh gây suy yếu thành ruột và gây thủng ruột. Điều này khiến một lượng lớn vi khuẩn tràn vào ổ bụng, gây nhiễm trùng.
  • Phình đại tràng nhiễm độc: Là tình trạng phình một phần hoặc toàn bộ đại tràng. Các triệu chứng bao gồm sưng đau bụng, nhịp tim nhanh và nôn mửa.
  • Viêm đại tràng bạo phát: Tình trạng này có thể phá hủy thành ruột, làm mất nhu động ruột và trương lực cơ địa tràng. Điều này có thể khiến đại tràng mở rộng ra.
  • Tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng.
Triệu chứng viêm đại tràng
Viêm đại tràng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng

Ngoài ra, viêm đại tràng có thể dẫn đến một số biến chứng khác bao gồm:

  • Xuất huyết dạ dày
  • Mất nước nghiêm trọng
  • Bệnh gan (hiếm gặp)
  • Viêm da, khớp hoặc gây ảnh hưởng đến mắt
  • Sưng đại tràng
  • Tăng nguy cơ xuất hiện cục máu đông bên trong tĩnh mạch và động mạch

Chẩn đoán viêm đại tràng

Để chẩn đoán chính xác nhất, bác sĩ có thể kiểm tra các triệu chứng và lịch sử y tế của người bệnh. Sau đó chỉ định một số xét nghiệm phân biệt như:

Dấu hiệu nhận biết viêm đại tràng
Để chẩn đoán viêm đại tràng bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm như nội soi hoặc xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm máu: Bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng thiếu máu hoặc không đủ tế bào hồng cầu vận chuyển oxy đến các mô. Ngoài ra, xét nghiệm máu cũng được sử dụng để kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng.
  • Xét nghiệm phân: Sự hiện diện của tế bào bạch cầu trong phần có thể là dấu hiệu viêm đại tràng. Ngoài ra, kiểm tra phân cũng có thể được dùng để chẩn đoán các dạng rối loạn khác nhau nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng.
  • Nội soi đại tràng: Xét nghiệm này có thể cho phép bác sĩ quan sát đại tràng và lấy các mẫu mô để kiểm tra trong phòng thí nghiệm.
  • Nội soi đại tràng Sigma: Bác sĩ có thể đưa một ống nội soi thông qua hậu môn, trực tràng để vào đại tràng Sigma và kiểm tra các dấu hiệu viêm loét. Xét nghiệm này thường được áp dụng khi người bệnh bị nặng hoặc khi các dấu hiệu trở nên nghiêm trọng.
  • Chụp X – quang: Nếu các triệu chứng nghiêm trọng, bác sĩ có thể sử dụng tia X để kiểm tra vùng bụng và cơ quan lân cận khác.
  • Chụp CT: Chụp CT xương chậu hoặc bụng có thể được chỉ định nếu bác sĩ nghi ngờ tình trạng viêm loét đại tràng biến chứng.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Thường ít phổ biến khi chẩn đoán viêm đại tràng nhưng bác sĩ có thể đề nghị chụp MRI nếu nghi ngờ người bệnh bị viêm ở ruột non.

Các biện pháp điều trị viêm đại tràng

Điều trị viêm đại tràng nhằm mục đích cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, người bệnh có thể tham khảo các biến pháp phổ biến như:

1. Biện pháp khắc phục tại nhà

Mặc dù không có bằng chứng khoa học về việc thay đổi lối sống và chế độ ăn uống có thể điều trị bệnh đại tràng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng bằng một số lưu ý như sau:

  • Hạn chế sử dụng các sản phẩm sữa: Nhiều người mắc bệnh viêm đại tràng hoặc các bệnh dạ dày khác thường bị tiêu chảy, đau bụng hoặc rối loạn tiêu hóa khi sử dụng các sản phẩm sữa. Do đó, hạn chế sử dụng sữa và các sản phẩm sữa có thể cải thiện các triệu chứng bệnh.
  • Bổ sung vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết: Sử dụng các loại thực phẩm như khoai tây, thịt nạc, cá, các loại rau xanh và các loại bắp cải.
  • Tránh tiêu thụ các loại thực phẩm gây kích thích: Như đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ muối chua, thức ăn ngọt, thức ăn cay nóng và các chất kích thích như rượu, bia.
  • Tập thể dục: Các động tác thể dục nhẹ nhàng có thể cải thiện căng thẳng, giảm trầm cảm và hỗ trợ bình thường hóa các chức năng ruột.
  • Thư giãn: Thường xuyên thực hiện các bài tập thư giãn và hít thở như yoga và thiền có thể hỗ trợ cải thiện các dấu hiệu bệnh
Chữa viêm đại tràng
Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng

2. Thuốc Tây y điều trị viêm đại tràng

Để điều trị viêm đại tràng, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc như:

  • Kháng sinh: Các loại thuốc kháng sinh có thể chống nhiễm trùng và phục hồi các chức năng bình thường của ruột già (đại tràng).
  • Aminosalicylat: Là các loại thuốc có tác dụng chống viêm và kiểm soát các triệu chứng hiệu quả. Thuốc có sẵn ở dạng viên uống hoặc thuốc đặt hậu môn.
  • Corticosteroid: Chẳng hạn như Prednison và Budesonide thường được chỉ định khi thuốc Aminosalicylates không mang lại hiệu quả điều trị. Thuốc có tác dụng chống viêm và cải thiện các triệu trong một thời gian ngắn.
  • Thuốc điều hòa hệ thống miễn dịch: Là các loại thuốc có tác dụng giảm viêm bằng cách ngăn chặn phản ứng của hệ thống miễn dịch và quá trình gây viêm. Các loại thuốc phổ biến bao gồm Azathioprine, Tofacitinib hoặc Cyclosporine.
  • Loperamid: Thường được chỉ định để điều trị tình trạng tiêu chảy ra máu. Tuy nhiên, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về các rủi ro không mong muốn trước khi sử dụng thuốc.
Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn
Sử dụng thuốc đại tràng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn

Điều trị viêm đại tràng bằng Tây y có hiệu quả nhanh, nhưng bệnh dễ tái phát. Hiệu quả của các thuốc này thường chỉ kéo dài trong thời gian ngắn. Sau khi dừng thuốc khoảng 1 – 2 tuần, bệnh nhân dễ bị đau trở lại. 

Bên cạnh đó, thuốc có thể gây ra những tác dụng không mong muốn ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, chức năng gan, thận, dạ dày hoặc gây chóng mặt, buồn nôn. 

Trong những trường hợp mãn tính,  dùng nhiều Tây y không còn tác dụng, bệnh nhân có thể chuyển hướng điều trị bằng Đông y theo hoặc những phương pháp khác phù hợp và an toàn hơn.

3. Phẫu thuật

Trong trường hợp bệnh gây loét nghiêm trọng bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật điều trị. Phẫu thuật liên quan đến việc cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ đại trạng và bác sĩ có thể tạo một túi nhỏ gắn vào hậu môn để chứa các chất thải.

Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp người bệnh không cần phẫu thuật viêm đại tràng.

Biện pháp phòng ngừa bệnh đại tràng

Để phòng ngừa tình trạng viêm đại tràng người bệnh cần thực hiện một số biện pháp như:

  • Không sử dụng các loại thực phẩm và nguồn nước không đảm bảo vệ sinh.
  • Sử dụng thuốc theo hướng dẫn sử dụng, đặc biệt là thuốc kháng sinh.
  • Chia nhỏ các bữa ăn, không nên ăn quá no trong một bữa, đặc biệt là vào bữa tối.
  • Uống đủ nước, muối khoáng và bổ sung các loại vitamin cần thiết.

Trong hầu hết các trường hợp viêm đại tràng là tình trạng mãn tính hoặc lâu dài. Do đó bên cạnh các biện pháp điều trị, người bệnh cần tiến hành phòng ngừa hợp lý. Trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn và tư vấn cụ thể.

Thông tin bổ sung

Cập nhật lúc: 4:23 Chiều , 14/11/2024

Tin liên quan

Bị Viêm Da Cơ Địa Ở Chân: Cách Chữa Và Ngừa Tái Phát

Viêm da cơ địa ở chân là bệnh lý ngoài da thường gặp, chiếm đến 80% tổng số các trường hợp bị viêm da cơ địa. Đây là tình trạng...

Viêm Da Cơ Địa Ở Tay – Dấu Hiệu, Cách Chăm Sóc, Điều Trị Hiệu Quả

Viêm da cơ địa ở tay thường khởi phát do xà phòng, hóa chất, côn trùng và các yếu tố kích thích khác. So với những vùng da khác, tổn...

Mẹo Chữa Viêm Da Cơ Địa Bằng Lá Trầu Không Cực Dễ

Chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không là phương pháp có nguồn gốc từ dân gian và được áp dụng tương đối phổ biến. Mẹo chữa này tận...

Có Nên Chữa Viêm Đại Tràng Bằng Nghệ Không?

Mẹo chữa viêm đại tràng bằng nghệ có tác dụng ức chế vi khuẩn, ký sinh trùng, điều hòa nhu động ruột và phục hồi niêm mạc viêm loét. Thực...

Viêm Đại Tràng Theo Đông Y Và Các Bài Thuốc Điều Trị

Cách Dùng Lá Mơ Lông Chữa Bệnh Viêm Đại Tràng

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *