Viêm da cơ địa là một dạng bệnh viêm da mãn tính có diễn tiến dai dẳng và rất dễ tái phát nhiều lần. Bệnh thường làm kích hoạt các tổn thương da dạng mẩn đỏ, da khô rát gây ngứa ngáy rất khó chịu. Liệu bệnh viêm da cơ địa có tự khỏi không hay cần can thiệp điều trị y tế?
Bệnh viêm da cơ địa có tự khỏi không? Bác sĩ chuyên khoa nói gì?
Viêm da cơ địa còn được gọi là chàm thể trạng – một trong những thể lâm sàng của bệnh chàm. Bệnh lý này đặc trưng bởi những tổn thương da mãn tính, dai dẳng và có xu hướng tái đi tái lại nhiều lần. Đa phần hầu hết ca bệnh đều khởi phát trong khoảng những năm đầu đời.
Không giống như một số dạng chàm khác, ngoài những tổn thương trên da thì bệnh viêm da cơ địa còn có thể đi kèm với các vấn đề sức khỏe khác. Phải kể đến như hen suyễn, sốt cỏ khô hay viêm mũi dị ứng. Trong đó có đến khoảng 35% ca bệnh có phát sinh các biểu hiện hen.
Tổn thương điển hình của bệnh là sự kích hoạt của tình trạng viêm da đỏ, có nổi mụn nước trên bề mặt. Nhiều trường hợp còn bị chảy dịch, da khô ráp, dày sừng, đi kèm với triệu chứng đau rát, ngứa ngáy rất khó chịu.
Bệnh viêm da cơ địa có thể gây ra các biến chứng sau nếu không được kiểm soát tốt:
- Viêm da cơ địa bội nhiễm: Thường kích hoạt ngay trong giai đoạn cấp của bệnh. Bội nhiễm kích hoạt khi tụ cầu khuẩn hay các loại vi khuẩn, virus khác xâm nhập vào vùng da tổn thương và gây nhiễm trùng. Lúc này, da có thể bị sưng đỏ, ứ mủ, nóng rát, ngứa ngáy và đau nhức nặng nề.
- Viêm da thần kinh: Biến chứng này thường là hệ quả của việc chà xát hay cào gãi lên vùng da đang bị tổn thương. Kích thích cơ học có thể khiến cho da tổn thương nặng, thâm nhiễm, dày sừng và xuất hiện vết nứt. Viêm da thần kinh thường sẽ gây ngứa âm ỉ sâu bên trong da và ảnh hưởng không nhỏ tới thẩm mỹ của làn da.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh cơ địa: Tình trạng bệnh viêm da cơ địa kéo dài dai dẳng có thể kích thích hệ miễn dịch, hoạt hóa các tế bào lympho T. Từ đó giải phóng các chất tiền viêm một cách quá mức. Bên cạnh tổn thương da thì các chất tiền viêm có khả năng tấn công vào niêm mạc hô hấp, xoang, phế quản. Đồng thời làm tăng nguy cơ mắc phải một số bệnh lý cơ địa như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng…
Bị viêm da cơ địa bao lâu thì hết?
Theo nhận định từ bác sĩ Lê Phương thì bệnh viêm da cơ địa có thể đáp ứng tốt nếu được điều trị và chăm sóc khoa học. Tuy nhiên, thời gian bị viêm da cơ địa bao lâu thì hết còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Điển hình như phụ thuộc vào mức độ tổn thương trên da, thể trạng của người bệnh, yếu tố cơ địa hay phác đồ điều trị và chăm sóc. Cụ thể như sau:
Mức độ tổn thương da
Nếu phát hiện sớm thì tổn thương trên da do bệnh viêm da cơ địa gây ra thường chỉ kích hoạt ở mức độ nhẹ. Lúc này việc can thiệp điều trị sẽ dễ dàng hơn, tổn thương thường đáp ứng tốt với các giải pháp được áp dụng.
Tuy nhiên, nếu tổn thương da nặng hay kích hoạt trên phạm vi rộng thì việc khắc phục thường gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian. Nghiêm trọng nhất là khi có bội nhiễm kích hoạt trên tổn thương da.
Khi có bội nhiễm, tổn thương da thường sâu, gây đau dữ dội và rất khó điều trị. Phải mất một khoảng thời gian rất dài thì làn da mới có thể hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, khi đã bị nhiễm trùng nặng thì việc hình thành thâm sẹo sau điều trị là rất khó tránh khỏi.
Cơ địa và thể trạng của mỗi người bệnh
Với bất cứ một bệnh lý nào thì quá trình điều trị ngắn hay dài đều liên quan trực tiếp tới yếu tố cơ địa. Ở bệnh viêm da cơ địa cũng tương tự như vậy, khả năng phục hồi của làn da bị chi phối rất nhiều bởi yếu tố cơ địa và thể trạng.
Trường hợp người bệnh còn cơ địa nhạy cảm, thể trạng yếu thì tổn thương da sẽ nặng nề hơn, dễ lan rộng nhưng lại chậm phục hồi. Trong khi đó, người có làm da và thể trạng tốt, khỏe mạnh thì triệu chứng sẽ có sự cải thiện nhanh chóng hơn khi áp dụng cùng một phương pháp điều trị.
Phác đồ điều trị và chăm sóc
Đây là yếu tố chính, ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian hồi phục triệu chứng viêm da cơ địa. Nếu phát hiện sớm và chăm sóc điều trị đúng cách thì tổn thương do bệnh gây ra có thể đáp ứng tốt với phác đồ và nhanh chóng phục hồi chỉ sau vài ba tuần.
Trường hợp chủ quan không sớm can thiệp điều trị và chăm sóc khoa học thì vấn đề sẽ tiến triển xấu. Lúc này, làn da có thể bị trợt loét, gây ngứa ngáy và đau rát rất dữ dội. Bội nhiễm có thể kích hoạt cản trở quá trình điều trị và tốn rất nhiều thời gian để tổn thương da khôi phục trở lại.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt thường ngày
Bên cạnh những vấn đề nêu trên thì chế độ ăn uống và sinh hoạt cũng đóng vai trò không nhỏ đến tiến trình khắc phục các bệnh về da, trong đó có bệnh viêm da cơ địa. Ăn uống khoa học và sinh hoạt điều độ sẽ giúp quá trình chữa lành tổn thương trên da diễn ra nhanh chóng hơn. Đồng thời hỗ trợ nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Ngược lại nếu tiếp tục tiêu thụ các loại đồ ăn thức uống không phù hợp có thể kích thích phản ứng viêm, gây mưng mủ và ngứa ngáy nhiều. Điều này cản trở rất lớn đến quá trình kiểm soát bệnh viêm da cơ địa.
Các biện pháp giúp viêm da cơ địa nhanh khỏi
Bệnh viêm da tiếp xúc nếu không sớm can thiệp điều trị thì sẽ tiến triển xấu rất nhanh và dễ gây ra biến chứng. Để kiểm soát tốt bệnh tình và rút ngắn thời gian điều trị, cần chú ý đến các vấn đề dưới đây:
Cách ly với các yếu tố dị nguyên
Dị nguyên chính là yếu tố làm khởi phát hay khiến triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh cần cách ly dị nguyên để có thể kiểm soát bệnh tốt nhất, tránh gây cản trở cho quá trình điều trị.
Bạn nên hạn chế tiếp xúc với các yếu tố kích thích sau đây khi mắc bệnh viêm da cơ địa:
- Tránh mặc trang phục chật, bó sát hay có chất liệu len dạ.
- Tuyệt đối không tiêu thụ các loại đồ ăn thức uống mà bạn có tiền sử dị ứng với nó. Thêm vào đó hãy thận trọng khi ăn các thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao như đậu phộng, hải sản, trứng, đậu tương, cá biển, bột mì…
- Tránh tiếp xúc với các chất gây kích thích như mủ thực vật, khói thuốc lá, mạt bụi, nấm mốc, côn trùng, phấn hoa, xà phòng, hóa chất…
- Tránh tiếp xúc với không khí lạnh, giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết chuyển mùa.
Vệ sinh da sạch sẽ
Vệ sinh da sạch sẽ, đúng cách là vấn đề cần nghiêm túc thực hiện nếu muốn thúc đẩy nhanh chóng quá trình điều trị bệnh viêm da cơ địa. Đặc biệt chú ý đến vùng da đang bị tổn thương.
Vệ sinh đúng cách sẽ giúp da được sạch sẽ, thông thoáng, dễ dàng hấp thu các hoạt chất từ thuốc điều trị hay sản phẩm chăm sóc da. Tuy nhiên, cần dùng các sản phẩm an toàn, dịu nhẹ, không chứa thành phần chất tẩy mạnh. Khi vệ sinh cần nhẹ nhàng, không kỳ cọ mạnh, sau đó dùng khăn mềm để thấm khô da.
Tránh cào gãi, chà xát lên da
Bên cạnh những tổn thương trên bề mặt da thì bệnh viêm da cơ địa còn làm bùng phát triệu chứng ngứa ngáy rất khó chịu. Chính điều này đã hình thành phản ứng cào gãi hay chà xát mạnh lên da để giải tỏa cơn ngứa.
Tuy nhiên, đây là thói quen xấu có thể khiến tổn thương trên da trở nên nghiêm trọng. Cào gãi khiến cho da bị trợt loét, chảy máu và sưng viêm gây đau rát dữ dội, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Chính vì thế, bạn cần tránh cào gãi và chà xát lên da để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị bệnh.
Thường xuyên dưỡng ẩm cho da
Dưỡng ẩm cho làn da là bước chăm sóc da rất quan trọng không thể bỏ qua sau khi da được làm sạch. Việc cung cấp độ ẩm sẽ làm dịu da, giảm ngứa ngáy, đồng thời tránh da khô và bong tróc trong giai đoạn phục hồi của bệnh viêm da cơ địa.
Thường xuyên dưỡng ẩm đầy đủ cho làn da còn giúp hồi phục hàng rào bảo vệ da. Đồng thời tăng cường miễn dịch tự nhiên cho da. Điều này không chỉ hỗ trợ quá trình điều trị bệnh viêm da cơ địa mà còn ngăn ngừa nguy cơ tái phát của bệnh. Tuy nhiên cần ưu tiên lựa chọn sản phẩm dưỡng ẩm da có thành phần lành tính và nguồn gốc từ tự nhiên.
Giảm triệu chứng với các bài thuốc dân gian
Một số bài thuốc dân gian từ các loại thảo dược sẵn có trong bếp và xung quanh vườn nhà là một giải pháp giúp bạn cải thiện các triệu chứng của viêm da cơ địa. Một số mẹo mà bạn có thể áp dụng như:
- Chè xanh: Chuẩn bị một nắm lá chè xanh, rửa sạch rồi vò nát, đun sôi kỹ với 3-4 lít nước. Sau đó đổ nước ra chậu sạch, thêm một ít nước mát để nước có độ ấm vừa đủ. Dùng nước này để tắm hoặc ngâm rửa. Dùng đều đặn mỗi ngày vào buổi tối.
- Lá ổi: Rửa sạch một nắm lá ổi, sau đó đun sôi với 3-4 lít. Đổ nước ra chậu sạch, pha thêm một ít nước lạnh để nước có độ ấm vừa đủ. Dùng nước này để tắm hoặc ngâm rửa trong 10-15 phút. Thực hiện 1-2 lần một ngày.
- Dầu dừa: Vệ sinh vùng da bị viêm da cơ địa bằng nước ấm và lau khô. Sau đó lấy một lượng dầu dừa vừa đủ bôi trực tiếp lên da, kết hợp massage nhẹ nhàng. Để nguyên trong 45-60 phút rồi dùng khăn lau sạch.
Và còn nhiều cách khắc phục viêm da cơ địa bằng dân gian mà bạn có thể áp dụng như lá trầu không, nghệ vàng… Những phương pháp này bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần đánh giá là mang đến tác dụng nhất đinh, giúp giảm nhẹ triệu chứng, nhưng chỉ là thuyên giảm chứ không tác động vào căn nguyên. Đặc biệt, mẹo dân gian thường phù hợp với bệnh ở giai đoạn nhẹ, mức độ nhẹ.
Sử dụng thuốc theo chỉ định bác sĩ
Tùy thuộc vào biểu hiện của triệu chứng, thể trạng người bệnh cùng các yếu tố liên quan khác mà bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp. Thuốc điều trị viêm da cơ địa được kê toa có thể bao gồm:
- Dung dịch sát trùng
- Thuốc bôi corticoid
- Thuốc kháng sinh
- Thuốc kháng histamine tổng hợp
- Corticoid đường uống
- Thuốc bôi ức chế calcineurin
- Kem dưỡng ẩm và làm mềm da
- Thuốc chống viêm không steroid
- Thuốc bôi chứa axit salicylic
Việc mà người bệnh cần làm là tuân thủ phác đồ điều trị bằng thuốc mà bác sĩ chỉ định. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng hay thay đổi liều lượng, tần suất cũng như thời gian dùng thuốc.
Bên cạnh đó tránh việc ngưng thuốc dù cho các triệu chứng viêm da cơ địa đã được khắc phục. Tuân thủ thời gian điều trị chính là cách tốt nhất giúp ngăn ngừa nguy cơ tái phát của bệnh. Trường hợp phác đồ không đáp ứng, đáp ứng kém hay làm phát sinh phản ứng phụ hãy báo cáo cho bác sĩ ngay để kịp thời điều chỉnh.
Lời khuyên từ chuyên gia để ngăn ngừa bệnh tái phát
Bên cạnh các giải pháp trên, người bệnh cần chú ý thêm các vấn đề dưới đây:
- Uống nhiều nước, bổ sung các thực phẩm có lợi để giúp điều hòa hoạt động của hệ miễn dịch, thúc đẩy tốc độ chữa lành tổn thương da và nâng cao thể trạng. Cần ưu tiên các thực phẩm giàu kẽm, omega, vitamin và khoáng chất.
- Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh thức khuya sau 23 giờ và đảm bảo mỗi ngày ngủ đủ 7 – 8 tiếng đồng hồ.
- Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao mỗi ngày ít nhất 30 – 45 phút, tuy nhiên cần tránh những bộ môn vận động mạnh khiến cơ thể tiết nhiều mồ hôi.
- Để kiểm soát tốt căng thẳng có thể áp dụng một số giải pháp như tắm với tinh dầu, ngồi thiền, đọc sách, nghe nhạc, luyện tập yoga…
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, khi ra ngoài cần che chắn cẩn thận, thoa kem chống nắng có chỉ số số SPF lớn hơn 30. Xem xét việc tham vấn y khoa về vấn đề dùng viên uống chống nắng để có thể bảo vệ làn da một cách toàn diện.
Hi vọng, bài viết đã giải đáp rõ thắc mắc bệnh viêm da cơ địa có tự khỏi không, bao lâu thì hết? Đồng thời đưa ra các giải pháp giúp kiểm soát bệnh tốt nhất, rút ngắn thời gian điều trị. Theo đó, khi phát hiện các triệu chứng của bệnh, bạn nên sớm đến các cơ sở y tế chuyên khoa Da liễu để thăm khám và được hướng dẫn điều trị cũng như chăm sóc khoa học.
Cập nhật lúc: 4:24 Chiều , 13/11/2024