Nửa đêm đau dạ dày khiến bạn không ngủ được là hiện tượng ngày càng phổ biến và có thể xảy ra vì nhiều lý do khác nhau. Vậy nguyên nhân gây bệnh do đâu? Triệu chứng bệnh như thế nào? Cách khắc phục ra sao? Độc giả cùng tìm hiểu bài viết chi tiết dưới đây.
Tình trạng nửa đêm đau dạ dày là gì?
Nửa đêm đau dạ dày có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn. Tình trạng này thường xuyên diễn ra vào buổi tối khiến cho giấc ngủ trở nên không ổn định, và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của bạn. Việc mất ngủ thường xuyên do đau dạ dày có thể dẫn đến sự suy giảm về sức khỏe, cảm giác mệt mỏi, và giảm khả năng tập trung cũng như hoạt động hàng ngày.
Nguyên nhân nửa đêm đau dạ dày
Có rất nhiều nguyên nhân dân đến nửa đêm đau dạ dày, cụ thể:
- Chế độ ăn uống không khoa học: khi có một chế độ ăn uống không khoa học thì cũng sẽ là nguyên nhân gây nên đau dạ dày ban đêm. Những thói quen ăn uống không hợp lý sẽ gây nên cơn đau dạ dày ban đêm bao gồm:
- Ăn khuya: việc ăn khuya sẽ khiến cho dạ dày phải hoạt động khi đang nghỉ ngơi dẫn đến việc đau dạ dày ban đêm
- Do ăn quá no: ăn quá no sẽ khiến dạ dày phải làm việc nhiều hơn bình thường sẽ dẫn đến tình trạng đau dạ dày buổi tối
- Sử dụng nhiều loại thức ăn cay nóng, dầu mỡ: những thức ăn nhiều dầu mỡ và cay nóng gây nên kích ứng dạ dày dẫn đến đau dạ dày
- Sử dụng nhiều rượu bia, cà phê: việc stress, căng thẳng, lo lắng sẽ khiến cho cơ thể tiết ra nhiều axit dạ dày dẫn đến đau dạ dày ban đêm
- Khi sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau quá liều: việc sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau sẽ có thể gây nên kích ứng dạ dày dẫn đến đau dạ dày
Đọc thêm: Đau dạ dày có nguy hiểm không? Làm sao để điều trị?
Triệu chứng nửa đêm đau dạ dày
Triệu chứng nửa đêm đau dạ dày thường gặp bao gồm:
- Đau âm ỉ hoặc quặn thắt ở vùng thượng vị: Cảm giác đau ở giữa vùng ngực và rốn, có thể lan sang hai bên mạn sườn, thường tăng lên khi dạ dày đang rỗng hoặc sau khi ăn thức ăn cay nóng nhiều dầu mỡ.
- Nôn và buồn nôn: Cảm giác khó chịu ở dạ dày dẫn đến nôn và buồn nôn, đẩy thức ăn và dịch nhầy từ dạ dày ra ngoài miệng.
- Chướng bụng và đầy hơi: Cảm giác căng tức ở bụng do tích tụ khí, gây cảm giác bụng phình to.
- Khó tiêu, ợ hơi và ợ chua: Cảm giác đầy bụng và khó chịu do thức ăn không tiêu hóa, cùng với cảm giác khó chịu đôi khi là đau rát ở vùng ngực do dịch axit dạ dày trào ngược từ thực quản lên.
Có thể bạn quan tâm: Đau dạ dày buồn nôn có nguy hiểm không? Làm sao để điều trị?
Cách xử lý tình trạng nửa đêm đau dạ dày
Để xử lý tình trạng nửa đêm đau dạ dày, bạn có thể thực hiện một số biện pháp như sau:
- Hạn chế đồ ăn có thể kích thích dạ dày như thực phẩm cay nồng, đồ uống có gas, rượu bia, cafein và thực phẩm giàu chất béo. Thay vào đó, tăng cường ăn những thực phẩm giàu chất xơ và dễ tiêu hóa.
- Hãy ăn nhẹ nhàng và tránh ăn quá nhiều trước khi đi ngủ. Ăn quá độ có thể tăng áp lực lên dạ dày và gây ra đau.
- Nâng đầu hoặc đầu gối lên bằng gối để giảm áp lực lên dạ dày. Tư thế nằm nghiêng về phía trái cũng có thể giúp giảm triệu chứng đau dạ dày.
- Tránh uống nước trước khi đi ngủ: Hạn chế việc uống nước hoặc các đồ uống khác trước khi đi ngủ để tránh tạo áp lực lên dạ dày khi bạn nằm xuống.
- Căng thẳng và căng thẳng tinh thần có thể làm tăng cường các triệu chứng của đau dạ dày. Hãy thực hành yoga, thiền, hoặc các kỹ thuật thư giãn khác để giảm bớt căng thẳng.
- Nếu triệu chứng đau dạ dày vào ban đêm vẫn kéo dài và không được cải thiện sau khi thực hiện các biện pháp tự chăm sóc, bạn nên thảo luận với bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.
Nửa đêm đau dạ dày không chỉ là dấu hiệu của bệnh lý dạ dày mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Do vậy, khi cơn đau xảy ra thường xuyên và liên tục thì người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để lâu các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Cập nhật lúc: 5:46 Chiều , 03/04/2024